Nhắc đến "American Idol", khán giả thường nghĩ ngay đến vị giám khảo khó tính Simon Cowell. Tuy nhiên, người "cha đẻ" đích thực của chương trình nổi tiếng này là một Simon khác - Simon Fuller.
Hai ngài Simon tạo nên thương hiệu American Idol - Simon Fuller(trái) và Simon Cowell (phải). |
Không quá lời khi gọi Simon Fuller là "ông trùm" của làng giải trí Âu Mỹ vì ngoài việc là người sáng lập ra loạt chương trình Idol, ông còn là chủ nhân của chương trình nhảy múa So you think you can dance, từng là người quản lý của vợ chồng David Bechkham, siêu mẫu Claudia Schiffer, Annie Lennox, Amy Winehouse và đặc biệt là nhóm The Spice Girls…
Năm 1998, sau khi chia tay với 5 cô gái bốc lửa của The Spice Girls, Simon Fuller dành hết thời gian để suy nghĩ ra một chương trình tìm kiếm ngôi sao và American Idol được bắt đầu mùa đầu tiên vào năm 2002.
Simon Fuller chia sẻ về lý do việc ra đời American Idol: "Thú thật là thời điểm ấy, tôi cảm thấy rất thất vọng với công nghiệp ghi âm. Muốn lăng xê một tài năng trẻ, bạn phải qua nhiều cửa ải khó khăn, phải tìm được cơ hội lên truyền hình, phải nhờ giới truyền thông phát tán hình ảnh… Tôi nghĩ, nếu có một cách nào đó đưa thẳng tài năng đến thẳng với công chúng thì tốt biết mấy". Và American Idol chính là con đường ngắn nhất giúp những giọng hát thực lực bước đến gần khán giả một cách hiệu quả.
Với quan niệm khán giả sẽ tạo ra thần tượng của mình, chương trình American Idol đã nhanh chóng được đón nhận, trở thành một chương trình ca hát thành công nhất, "hot" nhất nước Mỹ, sau đó lan rộng khắp thế giới qua việc các nước mua format về thực hiện.
Năm 1998, sau khi chia tay với 5 cô gái bốc lửa của The Spice Girls, Simon Fuller dành hết thời gian để suy nghĩ ra một chương trình tìm kiếm ngôi sao và American Idol được bắt đầu mùa đầu tiên vào năm 2002.
Simon Fuller chia sẻ về lý do việc ra đời American Idol: "Thú thật là thời điểm ấy, tôi cảm thấy rất thất vọng với công nghiệp ghi âm. Muốn lăng xê một tài năng trẻ, bạn phải qua nhiều cửa ải khó khăn, phải tìm được cơ hội lên truyền hình, phải nhờ giới truyền thông phát tán hình ảnh… Tôi nghĩ, nếu có một cách nào đó đưa thẳng tài năng đến thẳng với công chúng thì tốt biết mấy". Và American Idol chính là con đường ngắn nhất giúp những giọng hát thực lực bước đến gần khán giả một cách hiệu quả.
Với quan niệm khán giả sẽ tạo ra thần tượng của mình, chương trình American Idol đã nhanh chóng được đón nhận, trở thành một chương trình ca hát thành công nhất, "hot" nhất nước Mỹ, sau đó lan rộng khắp thế giới qua việc các nước mua format về thực hiện.
Kelly Clarkson - chủ nhân giải Grammy dành cho Album nhạc pop hay nhất năm 2013 xuất thân từ chương trình American Idol. Cô là quán quân mùa đầu tiên và cũng là một trong những gương mặt thành công nhất bước ra từ sân chơi tìm kiếm tài năng này. |
Hỏi về khái niệm "thần tượng" (idol), Simon Fuller trả lời: "Muốn trở thành thần tượng, bạn phải có ước mơ và quyết tâm theo đuổi. Bạn phải có tài năng và niềm đam mê thực thụ. Quan trọng hơn, bạn phải tìm được "tần số chung" với đại đa số khán giả".
Qua 12 mùa tổ chức (và đang diễn ra mùa thứ 13), chương trình American Idol đã sản sinh ra nhiều ngôi sao cho thế giới. Điển hình như Kelly Clarkson - chủ nhân giải Grammy dành cho Album nhạc pop hay nhất năm 2013; Carrie Underwood - giọng hát 3 lần đăng quang tại Grammy; Jennifer Hudson - giải Quả cầu vàng và giải Oscar Nữ diễn viên phụ xuất sắc năm 2006…
Qua 12 mùa tổ chức (và đang diễn ra mùa thứ 13), chương trình American Idol đã sản sinh ra nhiều ngôi sao cho thế giới. Điển hình như Kelly Clarkson - chủ nhân giải Grammy dành cho Album nhạc pop hay nhất năm 2013; Carrie Underwood - giọng hát 3 lần đăng quang tại Grammy; Jennifer Hudson - giải Quả cầu vàng và giải Oscar Nữ diễn viên phụ xuất sắc năm 2006…
Simon Fuller từng được nhận một ngôi sao mang tên mình gắn trên đại lộ danh vọng Hollywood. |
Đang xuất hiện nhiều chương trình ca hát như X-Factor, The Voice cạnh tranh quyết liệt với American Idol, thậm chí còn đạt rating cao hơn khi phát sóng nhưng "cha đẻ" của chương trình này vẫn tự tin và tự hào. Bởi theo ông: "American Idol đã làm được điều mà những đối thủ khác không thể là "biến" người chiến thắng trở thành một nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp, chứ không chỉ là danh hiệu nhất thời. Dù ở bất cứ quốc gia nào, chúng tôi vẫn trung thành với tiêu chí của mình - tôn trọng (sự quyết định) của khán giả và không ủng hộ scandal".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét