Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Trưởng nhóm - thật muôn màu muôn vẻ

Khi nói đến “trưởng nhóm” trong K-pop, có vẻ như 80% chẳng làm việc gì to lớn để các fan hâm mộ thực sự quan tâm (mặc dù thật ra họ mang trách nhiệm rất quan trọng). Thường thì mọi người cứ nghĩ “trưởng nhóm” là người có tổ chức và điều khiển thẳng thắn của nhóm, hay đứng trên bục hoặc ngồi góc bàn chi huy. Nhưng trong K-pop không hẳn như vây. Không có bất kỳ một đức tính hay nét đặc trưng nào để bạn có thể thốt lên, “Ah, đó là lý do tại sao họ là trưởng nhóm”, hay không phải lúc nào trưởng nhóm cũng “mạnh mẽ”


Phần lớn để phù hợp với xã hội cấp bậc ở Hàn Quốc, người lớn tuổi nhất sẽ được trao danh hiệu này. Vì việc quyết định chọn trưởng nhóm thường khá tùy tiện, chuyện khán giả không biết rõ trưởng nhóm là ai mà phải đi tìm hiểu cũng là điều rất bình thường (thú thật là tôi thích nhạc của B2ST đấy nhưng trong đầu tôi chả nhớ nổi trưởng nhóm là ai). Hiện nay có rất ít nhóm nhạc có trưởng nhóm đóng vai trò quan trọng. Nhưng trưởng nhóm không quan trọng và một nhóm nổi tiếng thì cũng không hẳn được tách biệt rõ ràng. SHINee, một ví dụ điển hình, trưởng nhóm không hoàn toàn quan trọng đến vậy, dù Onew có ở đó đi chăng nữa. Thay vào đó, chuyện nói năng phát biểu được thực hiện bởi Jonghyun, và chúng ta cũng nhanh chóng nhận ra cậu ấy là một tài sản quan trọng đối với hình ảnh của SHINee (cũng như tất cả các thành viên khác). Onew không hẳn là không thích hợp, nhưng cậu ấy cũng không sở hữu tố chất của một thủ lĩnh.

Một ví dụ khác từ nhóm nổi tiếng, SNSD. Các bạn có thể nói mọi thứ về “trưởng nhóm trẻ con”; tuy nhiên, SNSD không thực sự có một trưởng nhóm theo đúng nghĩa. Thực tế trưởng nhóm là Taeyeon, nhưng Taeyeon không tạo tác động hay ảnh hưởng gì với nhóm. Chính bản thân cô cũng không hề đảm nhiệm vị trí này một cách nghiêm túc. SNSD vẫn ổn, kể cả với một trưởng nhóm bình thường như vậy. Super Junior cũng tương tự, khi Leeteuk, mặc dù được coi là thành viên-ra-dáng-người-đứng-đầu nhất trong các thành viên, thì cũng không đóng góp gì to lớn lắm cho định mệnh của nhóm. Sự tương tự giữa SNSD và Super Junior là lý do chính vì sao hai trưởng nhóm được xem là như nhau: cả hai đều là nhóm lớn, cả hai nhóm đều tập trung nhiều vào hoạt động cá nhân của các thành viên ngoài lĩnh vực âm nhạc, không có sự chênh lệch về độ nổi tiếng giữa một thành viên và số còn lại, các thành viên đều nổi tiếng ngang ngang nhau, và cả hai đều được đánh giá nhờ sự hoàn hảo toàn diện của cả nhóm chứ không phải tính cách của từng thành viên. Quan trọng nhất, cả Leeteuk và Taeyeon (có thể nhắc tới Onew trong này) đều thực hiện vai trò là người lớn tuổi nhất trong nhóm.


Trái ngược với những nhóm khác, Big Bang2NE1 có những trưởng nhóm xứng tầm quan trọng và được chọn đặc biệt để đảm nhiệm vai trò đó. CL làm nên một 2NE1 và là người phát ngôn chính của nhóm. Cô ấy rất thẳng thắn và xây dựng được mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm. Các bạn có thể không nhận ra nhưng 2NE1 có sự cách biệt tuổi tác khá lớn. Cô ấy cũng là người giữ phong cách cho 2NE1. Các thành viên khác trong nhóm khá phụ thuộc vào CL khi xuất hiện trước công chúng hoặc đưa ra quyết định nào đó. GD cũng như vậy, và còn thêm cả khả năng viết và sáng tác nhạc cho hầu hết các sản phẩm của Big Bang. GD có khả năng “tạo dựng” nên Big Bang qua cách sáng tác nhạc cho nhóm của mình. GD không hẳn là người phát ngôn như CL với 2NE1, nhưng đó là vì Big Bang hay đi riêng lẻ. Các thành viên đều có sự cân bằng sự hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân; vì thế, GD không cần thiết phải hợp nhất các thành viên hay thực hiện nhiệm vụ người phát ngôn chính vì, thật ra, trong Big Bang ai cũng có thể làm được điều đó.

Cũng có những trưởng nhóm mà về cơ bản là đại diện của cả nhóm, như ZicoBang Yong-guk. Họ thực sự đảm nhiệm hết mọi thứ tới mức bạn có thể nói hai người này và cùng lúc ám chỉ luôn cả nhóm. Tuy nhiên, không có nghĩa là các thành viên còn lại không thích hợp – không, thực tế khác xa với chuyện đó. Tuy nhiên, nó thực sự có nghĩa trưởng nhóm là thành viên nổi trội nhất trong nhóm, không như Big Bang và 2NE1 nhắc tới lúc trước, khi mà tất cả các thành viên đều nổi bật như trưởng nhóm.


Một vài trưởng nhóm thậm chí còn tự tạo ra nhóm của mình như trường hợp của BEG (JeA) và After School (Kahi, mặc dù cô ấy đã rời nhóm). Với JeA, BEG cơ bản chính là thành quả của cô. Còn với Kahi, không hẳn giống BEG nhưng After School gần như được coi là “nhóm của Kahi”. Tuy vậy, sự vắng mặt của Kahi cũng không làm nhóm yếu đi.


Chúng ta cũng có “trưởng nhóm luân phiên”, một khái niệm mà tôi không hiểu cho lắm. Nhưng thực sự cách làm này không cho họ đủ thời gian và động lực để dẫn dắt nhóm trước khi phải nhường chức đó cho thành viên khác. Chỉ có T-ara là áp dụng phương pháp này, nhưng tôi đoán lợi ích của việc làm “trưởng nhóm luân phiên” là tạo cơ hội cho các thành viên được làm “nhiệm vụ của trưởng nhóm”.

Victoria của f(x) là một trong những trưởng nhóm kiểu “bà mẹ”, chứ không hẳn là thủ lĩnh quyền lực. Cô ấy là kiểu trưởng nhóm biết săn sóc, khuyến khích các thành viên phía sau ống kính hơn là trước mặt khán giả. Cô ấy đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của các thành viên, nhưng tôi đoán điều đầu tiên fan hâm mộ nghĩ tới Victoria không phải là hai từ “trưởng nhóm”. Họ thường nghĩ tới “cô gái siêu dẻo”, “Trung Quốc”, và “Vic-umma”.


Cuối cùng, chúng ta có kiểu trưởng nhóm dẫn dắt mọi thứ. Nếu các bạn không thể đoán ra người này thì cũng không sao, ít nhất nửa triệu Cassie sẽ cùng đứng về phía này. Tôi nghĩ họ sẽ biết ngay thôi: Yunho (TVXQ). Yunho là kiểu trưởng nhóm trong K-pop đánh gục tôi hoàn toàn. Cậu ấy đảm nhiệm vai trò trưởng nhóm rất, rất, và thật tình là tới mức quá nghiêm túc. Mặc dù TVXQ chỉ còn lại 2 người nhưng cậu ấy vẫn tự giới thiệu bản thân là “trưởng nhóm của TVXQ” trước khi đề cấp bất kỳ điều gì khác. (Thật ra cũng khá hài hước vì trưởng nhóm gì mà chỉ dẫn dắt có 1 người?)

Hầu hết ai cũng nghĩ nhóm chỉ có 2 người thì “trưởng nhóm” quả thực chẳng để làm gì. Tuy nhiên, Yunho rất đặc biệt, vì không giống như tất cả những trưởng nhóm mà tôi đã đề cập, “trưởng nhóm” là điều đã tạo nên Yunho. Trên tất cả những danh hiệu như “rapper”, “dancer” “thành viên nam tính”, “giọng nam trầm”, Yunho được biết đến là “trưởng nhóm”. Từ cái khoảnh khắc Jaejoong (người ban đầu được chọn làm trưởng nhóm vì sinh trước Yunho vài ngày, và bây giờ cũng là “trưởng nhóm” của JYJ) trao lại quyền lãnh đạo cho cậu ấy 10 năm trước, Yunho đã gánh vác nó suốt từng ấy năm và biến nó trở thành thương hiệu rất riêng của mình. Mặc dù các thành viên đều nổi tiếng và có khả năng nhưng Yunho vẫn là người phát ngôn và dẫn dắt quan trọng trong nhóm. Trên hết, Yunho làm nên TVXQ 5 người và kể cả 2 người trong mắt khán giả. Vâng, tôi biết bây giờ các bạn sẽ nghĩ: “Chẳng phải anh ấy là một trưởng nhóm thất bại khi TVXQ tan vỡ sao?”. Cá nhân tôi không nghĩ nó vấn đề đáng được đề cập ở đây. Yunho biết chính xác cách đảm nhiệm vai trò trưởng nhóm trong K-pop ở mọi khía cạnh. Và tôi sẽ chẳng bất ngờ nếu “sự thất bại” đó ám ảnh Yunho tới tận bây giờ, với tính cách của cậu ấy. Điều quan trọn nhất là hình ảnh riêng của cậu ấy hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng dẫn dắt nhóm.


Mặc dù đánh giá Yunho là “trưởng nhóm điển hình” thì các thủ lĩnh khác trong K-pop mà tôi đã nhắc tới (cả những người không có trên) cũng rất thành công theo cách riêng của họ. Trưởng nhóm là người biết cách điều chỉnh hình ảnh của mình sao cho phù hợp với mục đích và hình ảnh của nhóm. Và nếu không làm được thì mọi thứ sẽ chẳng đẹp đẽ gì. Chúng ta không thể đặt một “Yunho” vào vị trí của Big Bang và hy vọng kết quả tốt đẹp. Chúng ta cũng không thể đổi GD sang TVXQ. Kể cả việc hoán đổi CLGD cũng có vẻ không khả thi dù hai người có những điểm khá tương đồng. Tất cả trưởng nhóm đều có điểm mạnh điểm yếu. Quan trọng là mỗi nhóm có một thủ lĩnh phù hợp nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Sample text

Sample Text

Sample Text